Lò sốc nhiệt - Trọn vẹn nghĩa từ " An toàn"
Kính cường lực là gì?
Kính cường lực là loại kính an toàn được sản xuất trên công nghệ xử lý nhiệt nhằm tạo nên tính chịu lực
Độ an toàn cao hơn nhiều lần so với kính thông thường cùng loại, cùng độ dày
Với nhiều ưu điểm vượt trội về độ bền đến từ cấu trúc giúp cho kính chịu được sự rung chấn, sức gió lớn, và va đập mạnh
Kính còn có tính năng thoát hiểm trong các toàn nhà cao tầng khi xảy ra sự cố hỏa hoạn
Khi vỡ, kính cường lực sẽ tạo ra các mảnh vỡ, nhỏ đều, không sắc cạnh do đó giảm thiểu khả năng gây sát thương cho người đứng gần
Các tính năng vượt trội về sự an toàn, chịu lực, chịu sốc nhiệt cao
Kính cường lực trở thành vật liệu phổ thông không thể thiếu của các công trình xây dựng hiện nay
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một hạn chế là mối nguy cơ tiềm ẩn
Vỡ nổ tự nhiên bất cứ lúc nào mà không thể dự đoán trước được
Nguyên nhân vỡ tự nhiên của kính cường lực
Trong thành phần của kính có tồn tại tạp chất NICKEN SULFUA (Nis), tạp chất này rất nhỏ, khoảng 50 micromet nên không thể loại bỏ được
Khi kính cường lực được tôi dưới nhiệt độ cao (khoảng 650 - 700 độ C) sẽ làm cấu trúc và thể tích của hạt Nis còn sót lại trong kính thay đổi (tăng từ 4% trở lên)
Quá trình làm mát nhanh không đủ thời gian cần thiết cho hạt Nis đạt đến cấu trúc bền vững ở mức nhiệt độ thấp trước khi thủy tinh trở nên đông cứng
Do đó, các phân tử của hạt Nis tiếp tục biến đổi tăng giảm về thể tích ở các mức nhiệt độ khác nhau gây ra hiện tượng
KÍNH CƯỜNG LỰC VỠ TỰ NHIÊN ĐÓ NHÉ!!
Giải pháp dành cho bạn
Tỷ lệ vỡ tự nhiên tuy vẫn tồn tại khoảng 5% - 6% nên nó tạo cảm giác bất an cho người sử dụng
Có lẽ vì đó nên tên gọi kính cường lực an toàn chưa được đúng nghĩa
Nó còn gây ra sự nguy hiểm, gây khó khăn thi thay lắp
Do đó đã có nhiều nỗ lực của các chuyên gia nghiên cứu tìm ra phương án để tối ưu vấn đề này
Đó chính là phương pháp NGÂN NHIỆT KÍNH CƯỜNG LỰC (Heat Soak Test) được Công ty TNHH Vinh Oanh (VOG) sử dụng
Làm loại bỏ triệt để tình trạng kính cường lực vỡ tự nhiên, sau khi kính cường lực được ngâm trong Heat Soak Test, hay còn gọi là Lò sốc nhiệt
Phương pháp ngâm nhiệt là quá trình thứ hai sau khi kính đã cường lực qua các giai đoạn: làm nóng, giữ nhiệt, làm mát
Tấm kính được ngâm trong vài giờ ở nhiệt độ cao phù hợp tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chuyển đổi các phân tử Nis
Các tấm kính có chứa hạt Nis sẽ bị cưỡng chế vỡ trong quá trình này
Quá trình ngâm nhiệt được thể hiện rõ nét qua sơ đồ nhiệt ở từng giai đoạn khác nhau
Để đảm bảo cho công trình lắp dựng được bền vững, an toàn, VOG khuyến cáo khách hàng
Nên sử dụng kính cường lực được xử lý qua lò sốc nhiệt (Heat Soak Test) với một số sản phẩm như:
Vách dựng ngoài trời, mái kính, giếng trời, cabin bồn tắm, và các sản phẩm cần tính an toàn cao
Với hệ thống máy dán mới hiện đại sử dụng công nghệ tiên tiến, kích thước tấm kính tối đa đạt được:
3000 x 6000 (đvt: mm), độ dày kính từ 4mm - 19mm
Sản phẩm kính ngâm nhiệt công nghệ cao của VOG sẽ đảm bảo các công trình của bạn an toàn, bền vững với thời gian