Trong suốt | VinhOanhGlass | Gương kính Vinh Oanh

Chúng ta đang sống và làm việc trong những ngôi nhà mà ít nhiều đều có kính.

Sự hiện diện của kính trong kiến trúc tưởng như một yếu tốt bình thường, tất yếu phải có.

Nhưng ngược dòng lịch sử, thì vật liệu kính đi sau lịch sử kiến trúc - xây dựng khá lâu.

Sự ra đời và xuất hiện của vật liệu kính trong kiến trúc - một loại vật liệu trong suốt - là một thành tựu to lớn, là cuộc cách mạng vật liệu nhân tạo.

Nó cũng tác động lớn lao đến sự phát triển của kiến trúc và kỹ thuật xây dựng từ đó tới nay, và mãi về sau.

Odoo CMS - a big picture
Văn phòng Deaha - Công trình cao tầng đầu tiên ở miền bắc được "phủ" kính

Kính, vật liệu tuyệt vời và bước ngoặt lịch sử

  • Vật liệu kính ra đời và được sử dụng trong xây dựng vào khoảng thế kỷ 16.

  • Có thể hiểu một cách đơn giản, kính là một loại vật liệu trong cho ánh sáng đi qua, mà kết cấu bề mặt kín đặc, ngắn được gió, bụi.

  • Về mặt lý thuyết, kính trong suốt cho ánh sáng đi qua 100%.

  • Trước khi có kính, cửa sổ, cửa đi thường được dán giấy trên khung gỗ, rất mỏng manh, dễ hư hỏng.

  • Những hình ảnh ta vẫn có thể thấy trên các bộ phim lịch sử trên truyền hình.

  • Kính ra đời là một thay thế tuyệt vời.

  • Trong một thời gian dài kính chủ yếu được dùng là một bộ phận cấu tạo của cửa sổ, cửa đi hoặc vách ngăn (vách cố định) nhằm lấy ảnh sáng

Odoo CMS - a big picture
Hanoi Toserco, sử dụng "mặt kính đứng" - công trình đạt giải thưởng kiến trúc 2006 
  • Năm 1851, tại Hội chợ triển lãm quốc tế ở London, một cuộc thi thiết kế tòa nhà triển lãm đã được tổ chức.

  • Phương án chiếm ngôi quán quân là mang tên Lâu đài pha lê, do Paxton - một kỹ sư nông nghiệp thiết kế.

  • Lâu đài pha lê dài 563m, rộng 124,5m với tường và mái toàn bộ bằng kính.

  • Kính đã góp phần trong sự ra đời của nền kiến trúc hiện đại thế giời.

  • Từ cuối thể kỷ 19, kính là một yếu tố đột phát quan trọng để tạo nên nhiều công trình hiện đại, mang diện mạo mới.

  • Kính cũng là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của nhiều trường phái, chủ nghĩa kiến trúc trong nền kiến trúc hiện đại nói chung.

Odoo CMS - a big picture
Kết cấu bao che cho lồng thang máy sử dụng vật liệu kính (Nhà ga T1 Nội Bài - Hà Nội)

Ưu và nhược điểm của kính

Ưu điểm: 

  • Như đã đề cập ở trên, ưu điểm lớn nhất của kính là khả năng cho ánh sáng đi qua và ngăn được gió, bụi.

  • Bên cạch đó kính có bề mặt phẳng, nhẵn thuận tiện cho việc lau chùi vệ sinh.

  • Vật liệu kính góp phần làm phong phú chất liệu bề mặt kiến trúc, với hiệu quả rõ rệt.

  • Làm thay đổi bộ mặt kiến trúc, thẩm mỹ và sinh động hơn.

  • So với các dạng kết cấu bao che khác, kính có chiều day và tải trọng nhỏ hơn, việc thi công lắp dựng nhanh và kính tế hơn. Với nhiều giải pháp liên kết, cấu tạo

  • Vật liệu kính hỗ trợ đắc lực cho người thiết kế trong sáng tạo không gian, hình khối kiến trúc.

  • Vật liệu kính làm nới rộng không gian, không bị cảm giác ngăn chia, phô bày được nhiều thành phần kiến trúc khác.

  • Kính làm tăng hiệu quả thẩm mỹ không gian kiến trúc, tạo nên nhiều hiệu quả trị giác, hiểu quả ánh sáng (cả chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo)

Odoo CMS - a big picture
Một văn phòng sử dụng vách kính ngăn chia

Nhược điểm:

  • Ngay từ khi ra đời, kính đã bộc lộ những nhược điểm, những bất cập nhất định.

  • Đó là khả năng chịu lực kém, dễ vỡ và khi vỡ không an toàn (gây sát thương).

  • Kính (thời gian đầu) khó tạo ra những mặt hình học khác ngoài mặt phẳng, khó tạo những chu vi phức tạp.

  • Kính cũng dễ bị phá hủy khi xảy ra chấn động cơ học, cháy nổ . . . hơn so với các loại vật liệu khác.

  • Kính còn tạo ra những hiệu ứng nhiệt (hiệu ứng lồng kính) - là một vấn đề ảnh hưởng lớn đến bản thân môi trường công trình và cả môi trường ở phạm vi lớn.

  • Tuy nhiên, với tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới mới như hiện nay.

  • Hầu hết các nhược điểm về kỹ thuật của kính đã được giải quyết.

  • Vấn đề còn lại chỉ là sự sáng tạo, sử dụng hợp lý vật liệu của kiến trúc sư và các nhà xây dựng.

Odoo CMS - a big picture
Phòng ngủ được ngăn cách bằng vách kính trong suốt

Đa dạng chủng loại kính

  • Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chủng loại kính xây dựng, sản xuất trong nước và cả kính nhâp khẩu.

  • Mỗi loại có những đặc tính kỹ thuật khác nhau, giá thành khác nhau (phụ thuộc cả vào nhà sản xuất).

  • Các loại kính đặc biệt sản xuất bằng công nghệ hiện đại với những ưu điểm nổi trội không còn là độc quyền của những công trình lớn, công trình đặc biệt hay những toàn hnaf cao tầng nữa.

  • Các loại kính này đi vào từng công trình nhỏ, cả với khối lượng thi công cũng nhỏ.

Odoo CMS - a big picture

Có thể phân loại kính như sau:

  • Theo mức độ truyền sáng (khả năng cho ánh sáng đi qua): 

    • Kính trong suốt.

    • Kính trong mờ.

    • Kính mờ đục.

    • Kính phản quang.

    • Gương.

  • Theo mục đích sử dụng:

    • Kính lấy sáng.

    • Kính lấy sáng kết hợp cách âm - cách nhiệt.

    • Kính trang trí (kính màu, kính sơn, tranh kính...).

    • Kính làm vật dụng (mặt bàn, mặt tủ...)

  • Theo cấu tạo và công nghệ:

    • Kính thường, kính dán an toàn (hai tấm kính dán với nhau bằng một loại flim PVB đặc biệt, khi vỡ không bị phá hủy hình dáng bề mặt, tránh gây sát thương).

    • Kính cường lực (còn gọi là tempered, kính tôi - được tôi ở nhiệt độ cao để làm tăng khả năng chịu lực).

    • Kính hộp (có 2-3 lớp kính đặt song song trong một hệ khung, giữa các lớp kính là chân không hoặc khí trơ để làm tăng khả năng cách âm, cách nhiệt).

 Nguồn: Tạp chí kiến trúc